Phòng chống bệnh bạch hầu

Ngày 03/08/2024 17:23:02

Tuyên truyền phòng chống bệnh bạch hầu.

Thực hiện công văn số 2134 ngày 29/7/2024 của UBND Huyện Cẩm Thủy về việc: tuyên truyền, phổ biến Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu. Đài truyền thanh Thị trấn Phong Sơn phát thanh nội dung về phòng chống bệnh bạch hầu, có nội dung như sau:

1. BẠCH HẦU LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch; bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do độc tố của vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh được Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Nhiều tài liệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh này tại Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884 và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.

2. LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

- Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào tháng 8-10 trong năm.

3. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

- Khi mắc bạch hầu, người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc 2 bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Đây là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh. Nó làm cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt.

- Ở thể nặng, bệnh nhân có dấu hiệu sưng to cổ (do nổi hạch ở dưới hàm), khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt (do nhiễm độc thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác). Có thể dẫn đến tử vong.

4. PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU.

- Trước hết là tuyên truyền để mọi người nhận thức, hiểu biết hơn về bệnh bạch hầu để thực hiện các biện pháp phóng chống hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch, đủ mũi, an toàn đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao theo kế hoạch; tăng cường rà soát các đối tượng chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ các vắc xin có thành phần bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu cần nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, ăn ở, vệ sinh, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế của các tổ chức và người dân, như: Đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời; người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế…

- Khi có nghi ngờ người mắc bệnh bạch hầu phải kịp thời thông báo ngay cho cán bộ y tế, các cơ sở y tế để kiểm tra và áp dụng biện pháp chuyên môn đúng, đủ và hiệu quả.

Phòng chống bệnh bạch hầu

Đăng lúc: 03/08/2024 17:23:02 (GMT+7)

Tuyên truyền phòng chống bệnh bạch hầu.

Thực hiện công văn số 2134 ngày 29/7/2024 của UBND Huyện Cẩm Thủy về việc: tuyên truyền, phổ biến Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu. Đài truyền thanh Thị trấn Phong Sơn phát thanh nội dung về phòng chống bệnh bạch hầu, có nội dung như sau:

1. BẠCH HẦU LÀ BỆNH GÌ?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch; bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu do độc tố của vi khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Bệnh được Hippocrates miêu tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ V trước Công nguyên. Nhiều tài liệu cho thấy sự xuất hiện của bệnh này tại Syria và Ai Cập cổ đại. Các nhà khoa học đã tìm ra vi khuẩn gây bệnh vào khoảng năm 1883-1884 và kháng độc tố được phát minh vào cuối thế kỷ XIX.

2. LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?

- Bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng có dính chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Vi khuẩn bạch hầu lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp nên tốc độ lây lan rất nhanh, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác. Bệnh thường xuất hiện nhiều vào tháng 8-10 trong năm.

3. CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

- Khi mắc bạch hầu, người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc ở mặt sau hoặc 2 bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Đây là dấu hiệu quan trọng để phát hiện bệnh. Nó làm cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt.

- Ở thể nặng, bệnh nhân có dấu hiệu sưng to cổ (do nổi hạch ở dưới hàm), khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt (do nhiễm độc thần kinh làm tê liệt thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh sọ não, thần kinh cảm giác). Có thể dẫn đến tử vong.

4. PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU.

- Trước hết là tuyên truyền để mọi người nhận thức, hiểu biết hơn về bệnh bạch hầu để thực hiện các biện pháp phóng chống hiệu quả. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng phòng bệnh đúng lịch, đủ mũi, an toàn đạt tỉ lệ bao phủ vắc xin cao theo kế hoạch; tăng cường rà soát các đối tượng chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đầy đủ các vắc xin có thành phần bạch hầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu cần nâng cao nhận thức về các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, ăn ở, vệ sinh, thực hiện tốt các khuyến cáo của ngành y tế của các tổ chức và người dân, như: Đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời; người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế…

- Khi có nghi ngờ người mắc bệnh bạch hầu phải kịp thời thông báo ngay cho cán bộ y tế, các cơ sở y tế để kiểm tra và áp dụng biện pháp chuyên môn đúng, đủ và hiệu quả.