Phòng chống thiên tai. Ứng phó với cơn bão số 3, có tên Quốc tế là YAGI.

Ngày 05/09/2024 10:02:52

Tuyên truyền: Công điện của Chủ tịch UBND Huyện Cẩm Thủy về việc ứng phó với cơ bão số 3 năm 2024 (YAGI).

Ngày 03/9/2024 Chủ tịch UBND Huyện Cẩm Thủy có công điện số 08 về việc thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với cơn bão số 3 có tên quốc tế là YAGI. Nội dung công điện như sau:

Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; Hồi 01 giờ ngày 03/9, vị trí tâm bão YAGI ở vào khoảng 18 độ Vĩ bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc của đảo Lu-Dông Phi Lip pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/h) giật cấp 11, di chuyển theo hướng Bắc tây bắc, khoảng 20 km/h.

Để thực hiện tốt Công điện của Ban chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh Thanh Hóa, về việc ứng phó bão YAGI. Chủ tich UBND huyện đề nghị: Chủ tịch UBND – Trưởng Ban chỉ huy PCTT,TKCN & PTDS các xã, thị trấn; Thủ trưởng các ban, ngành chức năng trên địa bàn huyện; Thành viên Ban Chỉ huy PCTT,TKCN &PTDS huyện và các đơn vị viên quan thực một số nhiệm vụ sau:

1. Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên ven sông Mã.

2. Tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

3. Rà soát, sẵn sàng phương án tiêu úng, đề phòng ngập úng, diện tích lúa mùa bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão.

4. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ở bãi sông, ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt ở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.

5. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử ý các tình huống.

6. Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt.

7. Duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ , cứu nạn khi có tình huống.

8. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế Hạ Tầng theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ.

9. Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện chỉ đạo các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ địa phương ứng phó với các tình huống thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nận kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

10. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến của bão và mưa lớn, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy PCTT huyện qua Phòng Nông nghiệp và gửi qua emai Nông nghiệp.cam thuy@ gmai.com để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và tỉnh.

Đề nghị UBND; Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS các xã, thị trấn; các ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Kính thưa toàn thể nhân dân. Nội dung công điện của CT UBND Huyện đã thông báo về tình hình và tiên lượng dự báo về cơn bão số 3. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phương án, biện pháp nhằm ứng phó hiệu quả với ảnh hưởng của cơn bão mạnh có thể sảy ra, ảnh hưởng đến địa phương chúng ta. Thông tin để bà con nhân dân chúng ta nắm, biết và cùng thực hiện với tinh thần kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả.

UBND Thị trấn Phong Sơn đề nghị: Các tiểu ban Phòng chống thiên tai các Tổ dân phố khẩn trưởng kiểm tra lực lượng, phương tiện của tổ minh theo phương án đã xây dựng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu 4 tại chỗ một cách khẩn trương, kịp thời, hiệu quả. Kiểm tra rà soát trên địa bàn tổ mình khơi thông các cống rãnh, kênh mương tiêu thoát nước, phòng ngập úng; Cắt tỉa các cây cối có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Giằng néo các mái nhà, tấm tôn lợp, các biển bảng quảng cáo; Kiểm tra hệ thống điện để thực hiện các biện pháp an toàn điện; Thường xuyên đảm bảo chế độ thông tin, liên lạc, theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của mưa bão, thông tin, tuyên truyền sâu rộng để bà con nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai có thể sảy ra do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đặc biệt các khu dân cư vùng thấp, trũng, dễ bị ngập úng phải có phương án phòng chống lũ lụt kịp thời nhất khi có tình huống sảy ra. Tuyệt đối không được chủ quan lơ là. Các cá nhân, tập thể đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc các biện pháp, phương án phòng chống thiên tai mưa bão đã được triển khai, với phương trâm phòng là chính. Khi có tình huống sảy ra phải ứng phó kịp thời, hiệu quả. Bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng và tài sản Nhân dân.

Phòng chống thiên tai. Ứng phó với cơn bão số 3, có tên Quốc tế là YAGI.

Đăng lúc: 05/09/2024 10:02:52 (GMT+7)

Tuyên truyền: Công điện của Chủ tịch UBND Huyện Cẩm Thủy về việc ứng phó với cơ bão số 3 năm 2024 (YAGI).

Ngày 03/9/2024 Chủ tịch UBND Huyện Cẩm Thủy có công điện số 08 về việc thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai, ứng phó với cơn bão số 3 có tên quốc tế là YAGI. Nội dung công điện như sau:

Theo bản tin của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; Hồi 01 giờ ngày 03/9, vị trí tâm bão YAGI ở vào khoảng 18 độ Vĩ bắc; 121,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía bắc của đảo Lu-Dông Phi Lip pin. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/h) giật cấp 11, di chuyển theo hướng Bắc tây bắc, khoảng 20 km/h.

Để thực hiện tốt Công điện của Ban chỉ huy PCTT,TKCN&PTDS tỉnh Thanh Hóa, về việc ứng phó bão YAGI. Chủ tich UBND huyện đề nghị: Chủ tịch UBND – Trưởng Ban chỉ huy PCTT,TKCN & PTDS các xã, thị trấn; Thủ trưởng các ban, ngành chức năng trên địa bàn huyện; Thành viên Ban Chỉ huy PCTT,TKCN &PTDS huyện và các đơn vị viên quan thực một số nhiệm vụ sau:

1. Sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản trên ven sông Mã.

2. Tổ chức gia cố nhà ở, các công trình công cộng; sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho các khu công nghiệp, nhân dân khu vực chịu ảnh hưởng của bão.

3. Rà soát, sẵn sàng phương án tiêu úng, đề phòng ngập úng, diện tích lúa mùa bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra mưa lớn do ảnh hưởng của bão.

4. Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ở bãi sông, ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt ở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra; khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ có nguy cơ mất an toàn.

5. Chỉ đạo kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa nhỏ, xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và xử ý các tình huống.

6. Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngập lụt, chia cắt; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt.

7. Duy trì thông tin liên lạc, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ , cứu nạn khi có tình huống.

8. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế Hạ Tầng theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ.

9. Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Công an huyện chỉ đạo các đơn vị rà soát, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phù hợp để hỗ trợ địa phương ứng phó với các tình huống thiên tai và tổ chức cứu hộ, cứu nận kịp thời, hiệu quả khi có yêu cầu.

10. Tổ chức trực ban 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi diễn biến của bão và mưa lớn, báo cáo tình hình về Văn phòng thường trực Chỉ huy PCTT huyện qua Phòng Nông nghiệp và gửi qua emai Nông nghiệp.cam thuy@ gmai.com để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND huyện và tỉnh.

Đề nghị UBND; Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS các xã, thị trấn; các ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

Kính thưa toàn thể nhân dân. Nội dung công điện của CT UBND Huyện đã thông báo về tình hình và tiên lượng dự báo về cơn bão số 3. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các phương án, biện pháp nhằm ứng phó hiệu quả với ảnh hưởng của cơn bão mạnh có thể sảy ra, ảnh hưởng đến địa phương chúng ta. Thông tin để bà con nhân dân chúng ta nắm, biết và cùng thực hiện với tinh thần kịp thời, nghiêm túc và hiệu quả.

UBND Thị trấn Phong Sơn đề nghị: Các tiểu ban Phòng chống thiên tai các Tổ dân phố khẩn trưởng kiểm tra lực lượng, phương tiện của tổ minh theo phương án đã xây dựng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu 4 tại chỗ một cách khẩn trương, kịp thời, hiệu quả. Kiểm tra rà soát trên địa bàn tổ mình khơi thông các cống rãnh, kênh mương tiêu thoát nước, phòng ngập úng; Cắt tỉa các cây cối có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm; Giằng néo các mái nhà, tấm tôn lợp, các biển bảng quảng cáo; Kiểm tra hệ thống điện để thực hiện các biện pháp an toàn điện; Thường xuyên đảm bảo chế độ thông tin, liên lạc, theo dõi, nắm bắt tình hình diễn biến của mưa bão, thông tin, tuyên truyền sâu rộng để bà con nhân dân tích cực thực hiện các biện pháp phòng chống thiên tai có thể sảy ra do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Đặc biệt các khu dân cư vùng thấp, trũng, dễ bị ngập úng phải có phương án phòng chống lũ lụt kịp thời nhất khi có tình huống sảy ra. Tuyệt đối không được chủ quan lơ là. Các cá nhân, tập thể đơn vị tập trung thực hiện nghiêm túc các biện pháp, phương án phòng chống thiên tai mưa bão đã được triển khai, với phương trâm phòng là chính. Khi có tình huống sảy ra phải ứng phó kịp thời, hiệu quả. Bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng và tài sản Nhân dân.